Sạc điện thoại bị nóng có sao không và cách khắc phục
Trong quá trình sạc điện thoại bị nóng có sao không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người dùng. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sạc điện thoại bị nóng có sao không?
Nhiệt độ điện thoại khi sạc tiêu chuẩn thường không vượt quá 45℃. Tuy nhiên, ít người dùng để ý rằng điện thoại sẽ bắt đầu nóng lên từ khi khởi động và trong suốt quá trình sử dụng cũng như sạc pin. Việc điện thoại bị nóng khi sạc chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định tới thiết bị.
Nhiệt độ điện thoại khi sạc tiêu chuẩn không vượt quá 45℃
Tuy nhiên đây là vấn đề không thể tránh khỏi khi sạc pin. Điều người dùng có thể làm chính hạn chế nhiệt độ điện thoại khi sạc pin tăng quá cao, vượt ngưỡng cho phép sẽ có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ pin cũng như các linh kiện của máy. Nguy hiểm hơn thậm chí có thể gây cháy nổ thiết bị khi nhiệt độ tăng quá cao.
Dấu hiệu và nguyên nhân điện thoại bị nóng khi sạc
Dấu hiệu nhận biết điện thoại bị nóng lên khi sạc chủ yếu thông qua cảm nhận nhiệt độ trên thân máy.
Tại sao khi sạc pin điện thoại iPhone bị nóng? Về cơ chế khiến điện thoại bị nóng lên khi sạc do cơ chế tỏa nhiệt lượng từ trở kháng khi người dùng cắm sạc pin vào nguồn điện. Trở kháng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bộ sạc, cách sạc, điện thoại, nhiệt độ và môi trường sạc pin, cách sạc pin,… Trở kháng càng cao thì lượng nhiệt tỏa ra môi trường càng cao. Trong trường hợp người dùng sử dụng cách sạc nhanh cho điện thoại có thể khiến trở kháng tăng cao đột ngột.
Người dùng vừa sạc điện thoại vừa sử dụng
Một số nguyên nhân chính khiến điện thoại bị nóng khi sạc pin có thể kể đến như:
+ Sử dụng sạc nhanh cho điện thoại.
+ Sóng điện thoại khi sạc bị kém hoặc sóng 3G/4G không ổn định.
+ Người dùng vừa sạc điện thoại vừa sử dụng để chơi game, xem phim, nghe nhạc.
+ Các nguyên nhân khác: Sử dụng phụ kiện sạc không chuẩn, sạc ở nơi có nhiệt độ cao, sử dụng ốp lưng khi sạc điện thoại…
Cách khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng khi sạc
Sử dụng bộ sạc chính hãng
Sử dụng bộ sạc tiêu chuẩn đi kèm để đảm bảo hiệu suất sạc
Tùy từng thiết bị điện thoại sẽ được nhà sản xuất trang bị bộ sạc tiêu chuẩn đi kèm để đảm bảo hiệu suất sử dụng. Do vậy, việc sử dụng bộ sạc chính hãng không chỉ đem đến những trải nghiệm sử dụng tốt nhất mà còn đảm bảo an toàn, tránh trường hợp bị quá nhiệt khi sạc điện thoại.
Tháo ốp lưng khi sạc điện thoại
Hãy tháo ốp lưng điện thoại khi sạc
Những chiếc ốp lưng, tấm dán điện thoại giúp bảo vệ điện thoại trông luôn bền đẹp, tuy nhiên đây lại là một trong những nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng lên khi sạc. Để hạn chế tình trạng này, người dùng hãy tháo ốp lưng điện thoại ra khi sạc để nhiệt lượng có thể thoát ra ngoài, tránh nhiệt độ tăng cao.
Tắt các kết nối không dây hoặc ứng dụng không cần thiết
Ngắt những kết nối không dây không cần thiết
Khi sạc điện thoại, người dùng nên ngắt những kết nối không dây không cần thiết như 3G/4G, Wifi, chia sẻ vị trí, Bluetooth,... Đồng thời xóa hết những dữ liệu của ứng dụng đã và đang chạy trước đó hoặc chuyển sang điện thoại sang chế độ máy bay. Việc này sẽ giúp điện thoại tiết kiệm năng lượng và không bị nóng lên khi sạc, quá trình sạc pin cũng nhanh đầy hơn.
Không vừa sạc vừa dùng điện thoại
Người dùng cần hạn chế tối đa việc vừa sạc vừa dùng điện thoại. Việc chạy các tác vụ năng hoặc chơi game khi sạc pin càng làm nhiệt độ máy tăng nhanh chóng hơn.
Hạn chế tối đa việc vừa sạc vừa dùng điện thoại
Tình trạng điện thoại nóng lên khi sạc xảy ra khá thường xuyên và phổ biến. Người dùng gặp vấn đề tương tự và lo lắng khi sạc điện thoại bị nóng có sao không thì có thể tham khảo một số giải pháp khắc phục đơn giản mà hiệu quả được chia sẻ trên đây để giúp hạ nhiệt điện thoại về mức an toàn.